Nội dung A-level Physics bao gồm rất đa dạng các topic, tuy phần lớn tương đồng với chương trình Vật Lý cấp 3 tại Việt Nam, nhưng cách học nhiều khác biệt làm cho đa số các bạn du học sinh gặp khó khăn hơn so với môn Maths. Sau đây là những lời khuyên của thầy Bùi Gia Khánh tại , giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy chương trình A-level Physics, để các bạn có thể học tốt và đạt điểm cao trong kì thi này.
Môn Physics trong kì thi A-level có 2 phần riêng biệt: Lý thuyết và Thực hành.
Phần Lý thuyết (Theory)
- Ngôn ngữ thực sự là một rào cản.
Không giống như môn Toán có các từ vựng chuyên ngành khá ít, trong môn Physics các bạn phải làm quen với rất nhiều từ vựng mới, những bài đọc dài, câu hỏi dài mô tả hiện tượng thực tế và viết các bài luận giải thích. Nếu bạn nào yếu Tiếng Anh, môn Physics sẽ vất vả ngay cả khi các bạn có kiến thức Vật Lý tốt sẵn. - Lý thuyết thầy tạm chia ra làm hai phần lớn: INTUITIVE và NON-INTUITIVE
- Phần Intuitive là những lý thuyết trực quan, như Mechanics (Cơ Học), Materials (Vật Liệu), Geometric Optics, Electricity. Đây là những phần các bạn luôn có thể liên hệ với những hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày, qua đó hiểu bài hơn và cũng thấy môn học rất thú vị.
- Phần NON-Intuitive là những lý thuyết trừu tượng hơn chỉ có thể quan sát trong phòng thí nghiệm, như Particles (Hạt), Quantum (Lượng Tử), Cosmos (Vũ Trụ). Trong những phần này, các bạn chỉ cần bám chắc vào Principles of Conservation of Energy and Conservation of Momentum (định luật bảo toàn năng lượng và bảo toàn động lượng) để giải thích các hiện tượng. Đừng cố gắng liên hệ với thế giới trực quan nếu bạn không muốn mọi thứ rắc rối hơn!
- Khi học một khái niệm mới, các bạn phải nhớ được:
- Định nghĩa (definition)
- Ý nghĩa (Why do we need it?)
- Định luật và công thức liên quan
- Đơn vị (units)
- Đảm bảo bạn thuộc và hiểu tất cả những công thức trong formulae sheet. Ngoài ra bạn cũng cần phải biết thêm một vài công thức không có trong formulae sheet.
- Đề thi thường tương đối dài, vì vậy các bạn cần luyện tập giải past papers dưới áp lực thời gian như thi thật. Lý tưởng là bạn giành số phút để trả lời một câu hỏi bằng với số điểm của câu hỏi đó. Ví dụ, một câu hỏi được 1 điểm, bạn phải trả lời được câu đó trong 1 phút.
- Hãy để ý số điểm của mỗi câu hỏi. Ngoài gợi ý về thời gian làm bài như trên, số điểm (marks) của một câu hỏi cũng chính là mức độ yêu cầu câu trả lời của bạn.Ví dụ, một câu hỏi tính toán nếu được 3 điểm, bạn phải nêu được cách làm (1 điểm), thể hiện quá trình biến đổi công thức toán (1 điểm) và đưa được đáp án đúng cả về con số và đơn vị (1 điểm). Nếu câu hỏi tính toán được 1 điểm, bạn chỉ cần đưa ra đáp án đúng. Còn câu hỏi giải thích nếu được 2 điểm, bạn nên trả lời được 2 ý; 3 điểm thì bạn cần 3 ý.
- Khi tính ra được 1 đáp án, hãy tự hỏi đáp án đó có hợp lý hoặc thực tế không?
- Cẩn thận kẻo nhầm đơn vị (unit). Thông thường, các bạn phải đảm bảo đổi toàn bộ đơn vị dẫn xuất (derived units) cho trong câu hỏi ra đơn vị chuẩn (standard units) trước khi thay vào công thức tính toán. Một số câu hỏi yêu cầu các bạn đưa đáp án với đơn vị dẫn xuất cụ thể.
- Thường gặp nhất trong bài thi là những câu hỏi lớn bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ (a, b, c, …) liên kết với nhau (structured questions). Các câu hỏi trước trong nhiều trường hợp chính là gợi ý để bạn trả lời câu hỏi sau đó.
- Các bạn sẽ phải thi trắc nghiệm với một số phần trong chương trình Physics, ví dụ Further Mechanics, Fields. Câu hỏi trắc nghiệm thường khó tương đương với câu hỏi tự luận nhưng lại có ít thời gian hơn và ít gợi ý hơn. Vì vậy thi trắc nghiệm luôn là phần rất khó nhằn đối với các thí sinh. Để làm tốt bài thi trắc nghiệm, các bạn cần những kĩ năng riêng cho kiểu thi này:
- Luôn luôn trả lời toàn bộ các câu hỏi. Câu nào không biết thì chọn đáp án ngẫu nhiên vì bạn không bị trừ điểm khi trả lời sai nhưng lại có 25% xác suất chọn đáp án đúng.
- Luyện tập tính toán ngắn gọn và thật nhanh các câu hỏi để ra được đáp án. Các bạn chỉ cần đáp án đúng, không ai quan tâm cách bạn làm như thế nào.
- Hiểu lý thuyết sẽ giúp bạn trả lợi cực nhanh một số câu hỏi.
- Đối với các câu hỏi giải thích, các bạn nên viết ngắn gọn, đủ ý, nên đưa ra được định luật (law, principle) nào bạn dựa vào. Các bạn cũng nên nhớ câu trả lời còn được chấm điểm về mặt ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng).
- Khi được yêu cầu vẽ đồ thị, các bạn chỉ cần vẽ rất đơn giản, không cần đẹp để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên các trục và các chi tiết quan trọng cần phải được ghi chú rõ ràng và hình dáng cơ bản của đường cong phải đúng.
Vẽ đồ thị đơn giản để tiết kiệm thời gian. Ảnh: Internet.
- Học thuộc các định nghĩa giống trong sách để lối diễn đạt của bạn chính xác, khoa học; không tùy tiện “paraphrase” lại theo ý mình trong bài thi như học IELTS.Ví dụ các lỗi hay gặp:
- Khi có ratio (tỉ lệ) hãy dùng từ “per”
- “A increases as B increases” thì viết “A is proportional to B”
- “A increases as B decreases” thì dùng “A is inversely proprotional to B”
- Chú ý làm tròn kết quả một cách hợp lý. Thông thường, các bạn sẽ làm tròn tới 2 d.p. (2 chữ số sau dấu phẩy) hoặc làm tròn với mức độ chính xác bằng với hằng số cho sẵn trong bài. Trong một số trường hợp, đề bài sẽ yêu cầu mức độ chính xác cụ thể của đáp án.
- Không làm tròn các kết quả trung gian quá nhiều vì sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng bị sai lệch đáng kể. Có một cách để hạn chế phải tính toán các kết quả trung gian, đó là các bạn ưu tiên viết dưới dạng biểu thức và chỉ thay số vào biểu thức cuối cùng để tính ra đáp án.
- Giá trị hằng số g (gravitational acceleration/ gravitational field strength) trong A-level Physics luôn được lấy là 9.81 , không phải 9.8 như trong A-level Maths và không phải 10 như ở Việt Nam.
Phần Thực Hành (Practical Work)
Nói chung, thực hành là phần lạ lẫm với các bạn học sinh Việt Nam. Ở nước ngoài, học sinh đã làm quen với thí nghiệm từ rất sớm nên các kĩ năng thực hành, viết báo cáo đã rất thành thục. Vì vậy nên khi sang nước ngoài học, học sinh Việt Nam không chỉ phải học những kiến thức trong sách, mà còn phải căng mình làm quen những kĩ năng “mặc định” đã biết từ trước đó rất lâu đối với sinh viên học chương trình A-level.
Vậy chúng ta phải làm sao để đối mặt với bài tập thực hành:
- Hãy học ngay lập tức các kĩ năng thống kê trên giấy cũng như bằng Excel nếu bạn chưa từng biết gì về chúng.
- Học kĩ năng Plot Graphs (chứ không phải Sketch Graphs), các bạn có thể hỏi Google hoặc liên hệ các thầy cô ở .
- Chú ý làm quen với các dụng cụ ở phòng thí nghiệm và thao tác thành thục với chúng.
- Khi đến ngày thi, nếu thấy thí nghiệm “lạ hoắc”, đừng hoảng, cứ bình tĩnh đọc hướng dẫn và làm theo. Kiến thức đằng sau đó chắc chắn vẫn quen thuộc và không phức tạp.
- Nếu bạn thực sự bó tay, hãy hỏi trợ giúp từ giám thị. Tất nhiên bạn sẽ bị trừ điểm, nhưng còn hơn là 0 điểm.
- Các số đo thô (raw readings), sai số (uncertainty) cần phải làm tròn với mức chính xác giống hệt nhau.
- Các cột số liệu cần phải có tên đại lượng (quantity) và đơn vị (unit).
- Các kết quả tính toán từ số liệu thô cũng cần phải có mức độ chính xác bằng hoặc cao hơn số đo thô.
- Biểu đồ phải nằm trọn trong vùng lưới (grid). Các điểm nằm ngoài sẽ không được tính.
- Khi vẽ line of best fits, phải vẽ sao cho số chấm ở trên đường thằng xấp xỉ bằng số chấm ở phía dưới đường thẳng.
Khi vẽ line of best fits, phải vẽ sao cho số chấm ở trên đường thằng xấp xỉ bằng số chấm ở phía dưới đường thẳng. Ảnh: Internet.
- Luôn trình bày rõ ràng cách tính hệ số góc (gradient) của đường thẳng
Việc học tập và ôn luyện môn Physics A-Levels quả thực không phải chuyện dễ dàng, càng không phải chỉ cần đọc những chia sẻ trên mà có thể giỏi lên được. Tuy nhiên, trên đây là những kinh nghiệm đúc rút của thầy cô sau nhiều năm giảng dạy và luyện tập cho các lứa học sinh. Hy vọng các bạn thấy chúng hữu ích và sẽ luyện tập chăm chỉ, nếu cần thêm sự hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ với các thầy cô ở nhé.
– Curiosity in Learning
Đ/c: tầng 4 & 5, tòa nhà số 14 đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 089 8585 850 (Ms. Minh)