Du học tại Mỹ luôn là ước mơ của cả phụ huynh và học sinh, bên cạnh học lực thật giỏi, 1 hồ sơ xuất sắc thì học phí cũng là điều đáng để cân nhắc bởi chi phí đào tạo kèm theo các loại chi phí khác rất đắt đỏ. Tuy nhiên, các trường đại học hàng đầu tại Mỹ luôn nổi tiếng bởi sự hào phóng với sinh viên quốc tế với các gói hỗ trợ tài chính cũng như học bổng có thể gánh vác 1 khoản kha khá cho mỗi cá nhân. Chính sách học bổng và các chương trình hỗ trợ tài chính ở đại học Mỹ khá phức tạp. Cùng Westminster tìm hiểu và phân biệt trong danh sách dưới đây nhé.
Học bổng (Merit – based Scholarship)
Có thể hiểu nôm na đây loại học bổng dựa trên học lực của học sinh, nếu bạn học giỏi thì bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều tiền. Hầu hết mọi người không hiểu bản chất học bổng chỉ là 1 thành phần trong gói hỗ trợ tài chính. Đặc biệt tại Việt Nam, học bổng được coi như 1 giải thưởng dành cho ứng cử viên chỉ dựa trên học lực của người ấy (merit-based). Thường những học bổng này có tên tương đối phô trương như Presidential Scholarship, Excellence Scholarship, hoặc Trustee Scholarship và có giá trị không thay đổi qua hàng năm từ $5k, $10k, $20k, thậm chí là toàn học phí hoặc toàn phần. Có trường cho phép sinh viên nhận 2 hoặc 3 học bổng kết hợp vơi với nhau, nhưng cũng có trường không cho phép nên bạn hãy tìm hiểu thông tin kỹ càng trên website của nhà trường.
Hỗ trợ tài chính (Need – based Financial Aid)
Các gói hỗ trợ tài chính được đánh giá dựa trên khả năng kinh tế của mỗi gia đình, gia đình với khả năng chi trả thấp thì được cho nhiều tiền hơn gia đình có khả năng chi trả cao. Sau khi đã được xét một khoản học bổng nhất định, nhà trường xem xét khả năng chi trả của gia đình với mức học phí và học bổng đã cho, nếu khoảng cách giữa các khoản này vẫn còn, trường sẽ cho thêm. Hỗ trợ tài chính được chia thành 3 dạng: tiền chu cấp (grants), tiền làm việc trên trường (work-study), và tiền vay (loan).
Tiền chu cấp (Grants)
Đây là tiền trợ cấp dựa trên khả năng đóng của học sinh, không xét về học lực. Học sinh Mỹ sẽ được nhận tiền chu cấp từ 3 nguồn: chính phủ liên bang (Federal), chính phủ tiểu bang (State), và trường (Institutional). Ngược lại, sinh viên quốc tế chỉ nhận được khoản chu cấp từ trường thôi. Các khoản chu cấp này có thể thay đổi linh hoạt các năm, và hầu như không ai biết rõ giá trị của nó và làm thế nào để được nhận khoản này.
Tiền làm việc trên trường (Work-study)
Dựa trên nhu cầu tài chính, học sinh có thể được phép làm việc trên trường và nhận lương một khoản nhất định. Các loại công việc rất đa dạng:
- Gia sư (Tutoring)
- Những công việc hành chính (Administrative duties)
- Hội sinh viên (Student Union)
- Nhân viên khu giải trí dành cho sinh viên (student recreation center staff)
- Nhân viên hỗ trợ Marketing (Marketing support staff)
- Hướng dẫn viên tham quan khuôn viên trường (Campus tourguide)
- Trợ lý phòng thí nghiệm (Lab Assistant)
Tiền vay (Loan)
Cũng dựa trên nhu cầu tài chính, sinh viên có thể vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Tương tự như các khoản trợ cấp, sinh viên Mỹ có thể vay tiền từ chính phủ liên bang (Federal loan), từ trường, hoặc từ ngân hàng. Đối với học sinh quốc tế, chỉ có 2 nguồn cho vay là nhà trường và ngân hàng. Đối với vay tiền học từ nhà trường, học sinh có thể vay trong khoảng $6k/năm. Một số trường yêu cầu phải có cosigner (một công dân Mỹ hoặc một thường trú nhân (thẻ xanh) ký bản cam kết tuyên bố nếu bạn không trả được khoản nợ này thì người này phải trả). Để tránh được rủi ro từ việc sinh viên mượn tiền từ trường, sau khi tốt nghiệp xong thì bay về nước và từ chối trả khoản vay, vì thế các trường yêu cầu cosigner càng nhiều.
Nói tóm lại, khi chọn trường, đặc biệt đối với các bạn xác định cần nhiều các khoản hỗ trợ, hãy ưu tiên các trường với chính sách theo thứ tự sau: (Merit-based & need-based) => (Need-based only) => (Merit-based only) => (No aid)
Liên hệ:
- Fanpage: Westminster Academy Vietnam
- Website: westminster.edu.vn
- Hotline: 089 8585 850