IB và AP, chương trình nào phù hợp với bạn?

2022-07-05 05:32 am
Tin tức về Westminster Academy

1656973875ib

Theo Hiệp hội Tư vấn Tuyển sinh Đại học Quốc gia tại Mỹ, điểm của các khóa học AP và IB được gần 3/4 hội đồng tuyển sinh liệt kê là có tầm quan trọng đáng kể. Dưới đây là 5 tiêu chí so sánh để giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về 2 chương trình: chương trình Tú Tài Quốc Tế (International Baccalaureate – IB) và chương trình Xếp Lớp Nâng Cao (Advanced Placement – AP).

IBDP (International Baccalaureate Diploma Programme) là chương trình Tú tài Quốc tế được thiết lập như cấp 3/dự bị đại học, đào tạo 2 năm dành cho lứa tuổi từ 16 đến 19 tuổi. Với một kết cấu các nhóm môn học và giáo trình khá toàn diện, IB được nhiều trường đại học trên thế giới công nhận và đánh giá cao, đặc biệt ở Mỹ và Châu Âu

Tương tự như A Level, AP rất phổ biến tại Mỹ và Canada. Chương trình học phổ thông quốc tế AP và kỳ thi AP được thiết kế và quản lý bởi tổ chức College Board, bao gồm 35 khóa học và bài kiểm tra trong nhiều lĩnh vực từ toán, khoa học, khoa học máy tính, ngôn ngữ, xã hội học, … AP tổ chức thi mỗi năm 1 lần trong khoảng thời gian tháng 5 hàng năm và điểm thi sẽ được công bố vào tháng 7. Đặc biệt, học sinh có thể tự học theo hình thức homeschooling và tự thi AP mà không cần phải thi theo trường học.

01. Sự phổ biến:
Chương trình xếp lớp nâng cao AP được chấp nhận rộng rãi thay cho các tín chỉ đại học và công nhận hầu hết trên khắp các trường đại học tại Mỹ. So với chương trình AP, chương trình IB vẫn tương đối nhỏ ở Mỹ. Ít hơn 1.000 trường Hoa Kỳ cung cấp chương trình IB trong khi hơn 20.000 trường trung học bao gồm khóa học AP trong hệ thống của họ. Bên cạnh đó, chương trình IB phổ biến hơn trên toàn thế giới. hầu hết các trường đại học quốc tế tôn trọng và đánh giá cao bằng tốt nghiệp IB. Theo Tổ chức IB, hơn 5.000 trường học ở 158 quốc gia cung cấp chương trình giảng dạy IB.
Vì vậy, khóa học AP phù hợp và dễ tiếp cận hơn đối với học sinh ở Mỹ, trong khi IB sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn trên toàn cầu.

02. Hệ thống trường tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số ví dụ các trường đang giảng dạy chương trình IB: trường Quốc tế Mỹ (American International School), trường Quốc tế Úc (Australian International School), trường Quốc tế Anh (British International School), trường quốc tế châu u Thành phố Hồ Chí Minh (EIS) (European International School Ho Chi Minh City), trường quốc tế TP HCM (International School Ho Chi Minh City), Trường quốc tế khai sáng (Renaissance International School Saigon), Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (Saigon South International School), Trường Quốc Tế Canada (The Canadian International School), trường Quốc tế Hà Nội (HIS),…
Một số trường đang giảng dạy chương trình AP bao gồm: trường Quốc tế Mỹ (American International School), Trường Quốc tế APU (APU International School),Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (International School Ho Chi Minh City – American Academy), Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (Saigon South International School), trường Quốc tế Mỹ St.Paul Hà Nội (ST. PAUL American School Hanoi), trường Quốc tế Hà Nội Concordia (Concordia International School Hanoi),…

03. Chương trình giảng dạy: cả 2 chương trình AP và IB được thiết kế hoàn toàn khác nhau.

Đối với chương trình Tú tài quốc tế (IB), nội dung học IB được xây dựng yêu cầu học sinh hoàn thành các môn học trong vòng 2 năm, bao gồm 6 môn học đồng thời tham gia các hoạt động ngoại khóa tập trung vào tính sáng tạo, hành động và dịch vụ (CAS); Lý thuyết về kiến ​​thức (TOK); và Bài luận mở rộng (Extended essay). Mục tiêu là hướng đến là phát triển học sinh một cách toàn diện, phát triển các kỹ năng nghiên cứu, sự khám phá trí tuệ và sự sáng tạo. Ngược lại với IB, chương trình AP không được xây dựng theo 1 khung chương trình hệ thống và toàn diện. theo các khóa học AP, học sinh tập trung vào 1 chủ đề cụ thể và ôn tập để hoàn thành bài thi cuối khóa. Đây là phương pháp chỉ một năm của AP. Giống với  A Level, các môn học của chương trình AP được xây dựng một cách độc lập, không chồng chéo giữa các ngành với nhau.

 

165697390309myp learnerprofile webl.gif.1379483586802

 

04. Điểm số và kiểm tra:

Một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa chương trình giảng dạy IB và AP là học sinh phải đăng ký khóa học IB để tham gia kỳ thi tương ứng, trong khi người dự thi có thể hoàn thành kỳ thi AP mà không cần đăng ký khóa học ở trường.
Hệ thống tính điểm khác nhau, IB dựa trên thang điểm 7. Điểm cao nhất cho mỗi môn học của IB là 7, điểm tuyệt đối cho 6 môn là 42. EE và TOK sẽ có điểm thưởng là 3 điểm. Còn nếu không hoàn thành CAS hoặc nhận điểm E cho TOK hoặc EE, thì học sinh sẽ không được nhận bằng IB Diploma mà chỉ được chứng chỉ học từng môn (IB certificate). Vì điểm cuối cùng của IB chỉ có sau khi hoàn tất 2 năm học, trong quá trình học sinh nộp hồ sơ sang các trường đại học, các thầy cô tại trường dạy IB sẽ được yêu cầu đưa ra một điểm dự đoán (Predicted Grade – PG) cho học sinh ở môn học của mình làm cơ sở cho các trường đại học đánh giá năng lực và xét hồ sơ của học sinh. Còn AP được chấm theo thang điểm 1-5. Các chi phí liên quan đến mỗi kỳ thi cũng khác nhau; lệ phí môn học cho các bài kiểm tra IB lên tới $119 còn AP thấp hơn, chỉ $94 cho mỗi kỳ thi AP.
Về nội dung kiểm tra, mỗi chương trình có 2 phong cách cũng hoàn toàn khác nhau: kiểm tra IB là xem những gì bạn đã biết, còn AP là xem những gì bạn chưa biết. Các bài kiểm tra IB yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng và khả năng của mình để trình bày thông tin, đánh giá và giải quyết vấn đề. Trong khi đó, các bài kiểm tra AP đơn thuần chỉ để xem những gì học sinh biết về một chủ đề một cách đơn thuần.

05. Văn bằng:
AP: học sinh hoàn thành chương trình có thể nhận được chứng chỉ quốc tế có uy tín khi đáp ứng các chỉ tiêu cụ thể, tuy nhiên vẫn chỉ tốt nghiệp với tấm bằng tốt nghiệp trung học truyền thống.
Trong khi đó, học sinh theo học chương trình IB đáp ứng các tiêu chí và điểm số yêu cầu tại các trường đại học tại Mỹ sẽ nhận được 2 tấm bằng: bằng tốt nghiệp trung học truyền thống và bằng tú tài quốc tế.
Khi nói đến việc nộp đơn vào Đại học, cũng giống như với SAT và ACT, không có chương trình giảng dạy nào mà các trường Đại học thích hơn. Hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá học sinh theo chương trình giảng dạy của từng trường hợp. Tùy vào mục tiêu cá nhân mà học sinh có thể cân nhắc chọn chương trình phù hợp hơn.

So sánh cả 2 chương trình IB và AP có thể nói rằng đây đều là cơ hội tuyệt vời để học sinh thể hiện năng lực học tập cũng như năng khiếu cá nhân đối với các môn học ở cấp học đại học. Chương trình AP phù hợp hơn với học sinh có định hướng đi du học tại Mỹ, Canada, Đài Loan và các nước khu vực Mỹ Latinh. Với sự nhấn mạnh vào giáo dục toàn cầu, IB là chương trình lý tưởng cho học sinh quan tâm đến việc phát triển toàn diện, hoặc muốn có nhiều sự lựa chọn hơn tại các quốc gia khác nhau. Và dù học chương trình nào thì học sinh cũng phải nỗ lực hết sức, đặc biệt đặc biệt là học sinh quốc tế khi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của bạn.

1 là trung tâm tiên phong với chương trình GIA SƯ HỌC THUẬT QUỐC TẾ dành cho học sinh 1-1, bao gồm Gia sư Cambridge Checkpoint, GCSE, A-level, IB.

✔️ Giáo viên 90% tốt nghiệp ĐH tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Canada… 50% trình độ Thạc sỹ, 10% là Tiến sỹ.
✔️ Thiết kế riêng cho từng học sinh
✔️ Hình thức linh hoạt:
– Học online
– Học tại nhà
– Học tại trung tâm
Liên hệ đặt lịch tư vấn:
📎Website: westminster.edu.vn
📎Hotline: 089 8585 850

Xem thêm: 14 tiêu chí so sánh 2 hệ tú tài Cambridge và IB

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin tức liên quan

2023-01-09 11:14 am
Tin tức về Westminster Academy
Lý do chương trình Tú tài Quốc tế “hot” đến vậy là gì? XEM THÊM
2022-11-18 16:38 pm
Tin tức về Westminster Academy
TẤT TẦN TẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH IB CÙNG WESTMINSTER ACADEMY XEM THÊM