Việc ghi nhớ các kiến thức nhiều khi là gánh nặng đối với các em học sinh? Các em gặp khó khăn và vô cùng căng thẳng mỗi khi cần học thuộc lòng một lượng thông tin khổng lồ? Đôi lúc, học tập trở nên thật tẻ nhạt và đơn điệu? Bản đồ tư duy (mindmap) là giải pháp của bạn.
Thế nào là Bản đồ tư duy – Cách học từ sự liên kết
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp học tập chú trọng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Peter Buzan, tác giả, nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh. Bản đồ tư duy giúp ghi lại toàn bộ một bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và hình ảnh minh họa. Nhờ dạng lược đồ phân nhánh, người sử dụng Bản đồ tư duy có thể ghi nhớ chi tiết, hệ thống, đa chiều về một vấn đề rất nhanh và hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, não người ngoài việc có khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định), thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Đó là lý do tại sao Bản đồ tư duy lại có tác dụng tối ưu trong việc ghi nhớ của chúng ta.
Tạo Bản đồ tư duy có khó không?
Câu thần chú “hình ảnh đi kèm với màu sắc” là thứ mà bạn cần để tạo một Bản đồ tư duy. Từ một ý chính ở trung tâm, sau đó tản ra xung quanh các ý phụ, dùng hình ảnh thay vì chữ viết, tô các màu sắc sặc sỡ cho từng khu vực, vậy là một bản đồ tư duy đã được hoàn thành. Tuy nhiên, để tối ưu hóa những Bản đồ tư duy của mình, hãy ghi nhớ những bí kíp sau đây.
Bí kíp 1: Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên.
Tại sao phải làm vậy? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
Bí kíp 2: Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tưởng trung tâm.
Do não bộ của chúng ta mất ít thời gian hơn để ghi nhớ hình ảnh, chưa kể trí tưởng tượng phong phú được kích thích nhờ hình ảnh trung tâm ấn tượng.
Bí kíp 3: Luôn sử dụng màu sắc.
Bởi màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh, nên sử dụng màu sắc sẽ khiến mọi vấn đề trở nên vô cùng dễ nhớ, đồng thời tạo hứng khởi cho học tập. Màu sắc cũng mang đến cho Bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo.
Bí kíp 4: Tỏa các nhánh từ trung tâm dựa trên sự liên kết của vấn đề
Sự kết nối giữa các thông tin trên nhánh thiết lập tư duy logic cho não bộ, khiến cho các vấn đề không còn bị rời rạc. Sau này, nhờ tính liên kết, não bộ dễ dàng lấy ra bất kỳ thông tin cần thiết nào.
Bí kíp 5: Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng.
Tại sao? Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
Bí kíp 6: Cố gắng sử dụng hình ảnh nhiều nhất có thể trong Bản đồ.
Thay vì câu cú dài dòng, chữ cái chi tiết gây rối mắt và mệt mỏi khi đọc, sử dụng hình ảnh vừa giản lược, đúc kết lại tăng tính sinh động cho toàn bộ Bản đồ.
Tính hữu hiệu của loại “lược đồ phân nhánh”
Bản đồ tư duy là một trong số những phương pháp hiệu quả được áp dụng trong giảng dạy và học tập. Với một Bản đồ tư duy, một đoạn dài với thông tin đơn điệu được biến hóa thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
Bản đồ tư duy giúp giáo viên hệ thống kiến thức cho học sinh, sinh viên một cách tổng quan và chi tiết. Các em sẽ được hệ thống lại toàn bộ những gì đã học, có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn và dễ đưa ra những thắc mắc khi cần với giáo viên. Thay vì việc phải đọc cả cuốn sách để ôn tập, việc tạo những bản đồ tư duy như thế này giúp tiết kiệm thời gian đồng thời khiến việc ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chưa kể, sự kết hợp giữa các đường cong, hình ảnh và màu sắc cũng giúp việc học tập và giảng dạy trở nên hấp dẫn và lôi cuốn.
Nếu các Quý phụ huynh cảm thấy khó khăn trong dạy trẻ cách ôn tập, hệ thống kiến thức, hãy để Westminster Academy giúp bạn. Tại , các học viên được học cách sử dụng Bản đồ tư duy trong học tập để giúp việc ghi nhớ dễ dàng, cuốn hút và hiệu quả.
– Curiosity in Learning
Đ/c: tầng 4 & 5, tòa nhà số 14 đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 089 8585 850 (Ms. Minh).