Bí quyết hướng trúng đích: Xác định mục tiêu du học

2022-07-05 04:38 am
Tin tức về Westminster Academy

1656970706bai luan an tuong cho sinh vien du hoc my

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện có tới 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Một số lý do khá dễ hiểu cho việc lựa chọn đi du học của các bạn trẻ đó là họ muốn có cơ hội để bạn trau dồi kiến thức cũng như trải nghiệm mới mẻ, hay có được bằng cấp của nước ngoài để giành ưu thế khi tìm cơ hội việc làm sau này.

Có tới hàng chục quốc gia với hàng nghìn trường đại học khác nhau, vậy lựa chọn nào dành cho bạn? Sau đây là một số lưu ý về những việc nên và không nên làm khi xác định mục tiêu du học giúp bạn có thể đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân.

Nên:

  • Sử dụng mô hình S.M.A.R.T. 

S = SPECIFIC. Cụ thể là yếu tố hàng đầu cần được ưu tiên khi đặt ra một mục tiêu nào đó. Mục tiêu càng mơ hồ, bạn sẽ càng khó có thể biến nó thành hiện thực.

M = MEASURABLE. Mục tiêu của bạn cần phải “đong đếm” được thông qua một số dấu mốc nào đó. Bởi nếu không có các cột mốc đó, làm sao mà bạn biết mình đã đạt được mục tiêu hay chưa?

A = ATTAINABLE. Bạn không nên đề ra những mục tiêu ngoài tầm với của bản thân. Chẳng hạn, nếu bạn không có giọng hát hay, có lẽ bạn không nên đề ra mục tiêu cố gắng vào được khoa thanh nhạc của một trường đại học danh tiếng ở nước ngoài.

R = REALISTIC. Mục tiêu của bạn cần phải thực tế và hợp lý. Nếu trong quá trình hoàn thành mục tiêu của bản thân, đến giữa chừng bạn mới nhận ra rằng điều đó gần như không thể thực hiện được, không chỉ ước mơ bạn bị bỏ dang dở, mà bạn cũng sẽ mất đi tinh thần để tiếp tục hiện thực hoá những mục tiêu khác.

T = TIME-BOUND. Cũng giống như việc đặt ra deadline trong công việc vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đề ra khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu của mình. Việc làm này sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực hơn để hoàn thành mục tiêu. Với việc đi du học, bạn có thể đề ra mục tiêu trong các khoảng thời gian trước, trong và sau khi đi du học.

  • Xác định trải nghiệm mà bạn muốn có.

Nếu mục tiêu của bạn chủ yếu là được trải nghiệm một môi trường mới và đi du lịch, thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn các chương trình trao đổi (trao đổi sinh viên của các trường đại học, trao đổi văn hoá, v.v.), hay các khoá học ngắn hạn về môn học mà bạn thích. Những chương trình học trên không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn mà còn tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí.

  • Hãy tận dụng mọi nguồn thông tin
  • Bạn nên trao đổi với gia đình/ người giám hộ, hay những người thân nhất với bạn về quyết định và dự định của bạn, đặc biệt là về các vấn đề tài chính càng sớm càng tốt. Bởi tài chính là một yếu tố tiên quyết cho mục tiêu đi du học, việc lựa chọn quốc gia hay trường để theo học, v.v. Nếu gia đình không đủ điều kiện thì bạn cần học bổng bao nhiêu phần trăm, và bạn sẽ lên kế hoạch các mục tiêu như thế nào để giành được học bổng?
  • Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều các trang mạng, nhóm trên mạng xã hội để bạn có thể tham khảo thông tin và tìm kiếm lời khuyên, nhận xét, đánh giá từ những người đã có kinh nghiệm trong quá trình du học hay tìm hiểu thêm về ngành học.
  • Và một nguồn thông tin rất đáng tin cậy đó chính là trực tiếp từ trường học mà bạn định nộp hồ sơ, nếu bạn có thắc mắc, yêu cầu nào đó mà không thể tìm thấy trên mạng, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới trường.

Không nên: 

  • Để người khác quyết định thay bạn trước những lựa chọn quan trọng.

Ví dụ như việc lựa chọn ngành học, nếu bạn chưa biết mình muốn học gì, hãy thử nghĩ về những điều mà bạn muốn đạt được. Tiếp đến, bạn cần tự tìm ra câu trả lời cho 3 mục sau:

  1. Điều mà bạn giỏi
  2. Điều bạn đam mê
  3. Điều mà thị trường cần

Nếu bạn không mạnh về khả năng tư duy logic, bạn không nên học lập trình máy tính cho dù đó là ngành “hot” trên thị trường hay bố mẹ bạn mong muốn bạn học ngành đó. Hơn ai hết, bạn là người nắm rõ nhất khả năng và mong muốn của chính mình.

  • Chỉ tập trung hoàn toàn 100% vào việc học.

“Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”- Andrew Carnegie , ông vua thép của Mỹ đã từng nói. Mặc dù việc học tập nên được đặt ưu tiên hàng đầu, nhưng những hoạt động ngoại khóa, kỹ năng sống và mức độ đóng góp xã hội là những gì nhà trường, tổ chức tài trợ học bổng, các giáo sư, hay các công ty… rất quan tâm và dựa vào đó để đánh giá các ứng viên một cách toàn diện.

  • Dừng lại khi cảm thấy khó khăn.

Du học là con đường không hề bằng phẳng, vậy nên nếu có lúc bạn cảm thấy nản chí và mất phương hướng, hãy nhìn lại điều mà mình mong muốn nhất khi đưa ra quyết định đi du học, “Remember why you started”. Khi học ở một đất nước mới lạ, bạn nên chủ động lên kế hoạch, tự tạo cho mình những trải nghiệm thú vị, và đừng quên rằng khi gặp khó khăn, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh (người thân, bạn bè, thầy cô, cố vấn, v.v.).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin tức liên quan

2022-07-05 04:33 am
Tin tức về Westminster Academy
5 sai lầm ngay lập tức phá hỏng CV của bạn XEM THÊM
2022-07-05 04:25 am
Tin tức về Westminster Academy
Học A level: Điểm hòa vốn là gì? XEM THÊM