Nhiều bố mẹ băn khoăn không biết việc dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em nên bắt đầu từ khi nào. Bắt đầu sớm quá sẽ khiến trẻ mệt mỏi với tiếng Anh, bắt đầu muộn đối với nhiều trẻ em lại là một thiệt thòi lớn với các bé. Nhiều ông Bố và Mẹ cho con học tiếng Anh trẻ em khu vực Đống Đa cũng có cùng nỗi băn khoăn như vậy.
Việc dạy ngữ pháp quá sớm cho trẻ
Đối với những trẻ còn học mẫu giáo, các em nên được tiếp cận với tiếng Anh theo những cách vui vẻ năng động chứ không phải là ngữ pháp khô khan, đầy công thức. Đến việc thuộc bảng chữ cái tiếng Việt hay nói được từ tiếng Việt hoàn chỉnh còn chưa hoàn thiện, nhồi nhét những thứ kiến thức ngữ pháp tiếng Anh vào đầu con trẻ là điều không nên. Cô Hà Minh của chia sẻ: “Đối với các bé độ tuổi mẫu giáo, cách dạy tiếng Anh rất khác biệt. Cô thường cùng thầy giáo hát các bài hát tiếng Anh với các em, cho các em cầm nắm, chạm vào đồ vật và gọi tên chúng, kể chuyện, nặn đất sét hay tô màu,… thay vì dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em.” Cô cũng chia sẻ rằng, với các bé mẫu giáo, khả năng tập trung không cao, các em còn rất quấn bố mẹ, nên việc gò bó ép buộc là điều không thể.
Westminster Academy cung cấp nhiều lớp học cho nhiều lứa tuổi khác nhau từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông các lớp phụ đạo A-Levels, SAT, IB,… và dạy kỹ năng (quản lý tài chính), phong cách ngoại giao,…. Ảnh: 1 giờ học của lớp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Westminster Academy
Theo các chuyên gia thì sao?
Không chỉ các bậc Phụ huynh có con học tiếng Anh trẻ em khu vực Đống Đa lo lắng về vấn đề này, ngay cả các nhà khoa học, nhà nghiên cứu con người cũng gặp sự khó khăn trong phân tích độ tuổi thích hợp để dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em . Tuy nhiên, dù vẫn chưa có kết quả rõ ràng, họ cũng cho rằng gần như không thể tách rời yếu tố độ tuổi ra khỏi các yếu tố liên quan khác, như môi trường học tập, động lực và chất lượng giảng dạy. Thành công của trẻ em trong việc học ngoại ngữ cũng có thể do các yếu tố khác như việc trẻ em có nhiều thời gian học tập ở trường hơn người lớn, hoặc do chúng có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn thông qua truyền hình và Internet. Cô Hà Minh của chia sẻ “Theo chương trình chuẩn của Vương quốc Anh, trẻ em nên bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai từ giai đoạn 6-7 tuổi. Những ngôn ngữ phổ biến nhất của học sinh Anh là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Trung.”
Bố Mẹ nghĩ thế nào là hợp lý
Các Bố Mẹ thường đúc kết rằng độ tuổi thích hợp dạy từ vựng hay dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em là độ tuổi trước dậy thì và đó là thời kỳ mà trẻ thường dựa nhiều hơn vào khả năng học tập bẩm sinh. Đến giai đoạn dậy thì, người học có xu hướng dựa vào những “chiến lược và kỹ năng” học tập mang tính chất chính thống hơn. Thực tế cũng chứng minh rõ ràng rằng trẻ học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 nhìn chung có nhiều khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ hơn. Do đó, các trung tâm tiếng Anh trẻ em khu vực Đống Đa đa số thường dành cho các bé ngay từ khi 3 tuổi đến 15 tuổi.
Những đứa trẻ 8, 9 tuổi hào hứng trong một buổi thực tế đi siêu thị cùng thầy Finn. Ảnh: Westminster Academy.
Suy cho cùng, việc dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em ở độ tuổi nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng điều cần nhất là các bậc Phụ huynh, như các Bố Mẹ ở Đống Đa nên tùy vào sở thích, đam mê của con để cân nhắc và đưa con đến các trung tâm tiếng Anh trẻ em khu vực Đống Đa cho phù hợp. Bởi cuối cùng, chỉ có niềm yêu thích và sự hứng thú học tập mới giúp các con kiên trì và chăm chỉ khi tham gia các lớp học dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em.
– Curiosity in Learning
Đ/c: tầng 4 & 5, tòa nhà số 14 đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 089 8585 850 (Ms. Minh)