Du học Mỹ: Các thành phần trong một bộ hồ sơ tiêu chuẩn

2022-07-05 05:16 am
Tin tức về Westminster Academy

1656972938dieu kien du hoc my can co gi dulichhoanmy com1

Đây là chuỗi bài tìm hiểu về chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh đối với học sinh đang có ý định học đại học tại Mỹ. Bài viết được chia ra thành 3 phần:
  • Phần 1: các thành phần bắt buộc có trong hồ sơ du học
  • Phần 2: các thành phần không bắt buộc
  • Phần 3: các mốc thời gian quan trong của quá trình nộp đơn ứng tuyển mùa tuyển sinh 2021 – 2022

Phần 1: Các thành phần bắt buộc có trong một bộ hồ sơ tiêu chuẩn

1. Common Application – hệ thống hỗ trợ đăng ký nhập học trực tuyến.
Đối với các bạn học sinh có ý định du học, đây là công cụ quá đỗi quen thuộc giúp đăng ký hồ sơ vào các trường rất nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay có gần 900 trường ĐH & CĐ đều sử dụng hệ thống này. Quy trình hồ sơ của Common App khá đơn giản: tạo profile cá nhân trên webiste -> điền các thông tin chung (họ tên, địa chỉ, trường đang học, thông tin về phụ huynh,..). Tuy nhiên khi đăng ký vào 1 trường cố định, học sinh phải cung cấp thêm một số thông tin cụ thể hơn (ngành, nghề, các giấy tờ phụ như bảng điểm, bài luận,…).

2. Lập danh sách các trường:
Học sinh nên xây dựng “list’ các trường mà mình “nhắm” đến và chia ra thành 3 nhóm, hãy lắng nghe chính mình để chọn trường cho phù hợp với bản thân nhé!
– Nhóm trường “mơ ước”
– Nhóm trường vượt tầm so với khả năng
– Nhóm trường an toàn

3. Bài luận chính (Personal statement)
Đây là phần dễ ghi điểm nhất với hội đồng tuyển sinh, giúp học sinh có thêm cơ hội được nhận vào trường và nhận được thêm học bổng. Các trường thường không đưa ra giới hạn chặt chẽ số lượng chữ tuy nhiên lời khuyên đưa ra là học sinh không nên viết quá 650 chữ.Bài luận càng chân thật thì hồ sơ càng có giá trị! Học sinh được tự do chọn lựa chủ đề, thông điệp đưa ra phải ngắn gọn nhất với hội đồng tuyển sinh, giúp học sinh có thêm cơ hội được nhận vào trường và nhận được thêm học bổng. Các trường thường không đưa ra giới hạn chặt chẽ số lượng chữ tuy nhiên lời khuyên đưa ra là học sinh không nên viết quá 650 chữ.
Bài luận càng chân thật thì hồ sơ càng có giá trị! Học sinh được tự do chọn lựa chủ đề, bài luận phải làm sáng tỏ ý kiến cá nhân, đưa ra thông điệp đưa ra ngắn gọn và cho ban tuyển sinh thấy cá tính của bạn, hoài bão, cuộc sống của bạn ra sao.

4. Bài luận phụ:
Một số trường ĐH thuộc “top” sẽ yêu cầu học sinh viết bài luận phụ. Các bài luận phụ thường ngắn hơn bài luận chính, khoảng từ 100 – 300 từ, đề tài khá rộng và liên quan đến các lĩnh vực và chủ đề. Hai chủ đề phổ biến nhất là “Bạn muốn học chuyên ngành gì?” và “Vì sao lại chọn ngành này của trường này?”. “Phụ” mà quan trọng ngang ngửa như “chính”, vì ban tuyển sinh xem xét bạn chịu khó đầu tư vào hồ sơ của trường đấy nhiều đến mức nào.

5. Thư giới thiệu (Recommendation Letter)
Bộ phận tuyển sinh ở các trường ĐH đánh giá cao một bức thư giới thiệu. Thư giới thiệu là tài liệu cần thiết trong quá trình nộp hồ sơ du học, trong thư này, giáo viên viết về học lực, hoạt động, tính cách, hoài bão của học sinh. Học sinh sẽ cần thư từ ít nhất 2 giáo viên. Nếu muốn vào top 20 trường thì nên có thư giới thiệu ít nhất từ 3 giáo viên.

6. Các chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, DET, ..)
Về các chứng chỉ quá đỗi quen thuộc như IELTS, TOEFL, một lời khuyên dành cho các bạn học sinh là không nên dành quá nhiều thời gian thi đi thi thi lại để kéo điểm lên thật hoàn hảo, hãy tập trung “đầu tư” vào các mảng khác của hồ sơ. Nếu điểm IELTS của bạn đạt được từ mức 6.5 trở lên, bạn đã đủ điểm để nộp vào ít nhất 95% đại học Mỹ.
Về Duolingo English Test (DET), trong năm 2020 do tình hình COVID 19 nên bài thi này khá được “ưa chuộng”, cho phép người thi làm bài ở nhà, thời gian làm bài khoảng 1 tiếng và chi phí khoảng $50. Có một số trường đã chấp nhận chứng chỉ này, kể cả các trường danh tiếng như Cornell University, các bạn nên check lại trên website của các trường để chắc chắn hơn nhé!

7. Hồ sơ tài chính
Ở Mỹ chia ra 2 loại trường: trường hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế dựa trên khả năng tài chính của gia đình (need-based financial aid) và trường không hỗ trợ. Đối với loại 1, các trường có hỗ trợ tài chính dựa trên khả năng chi trả của học sinh. Nhà trường sẽ phân tích tình hình tài chính của phụ huynh như thu nhập cá nhân, tài sản, chi tiêu hằng năm,…
Học sinh sẽ tự khai trên CSS Profile (mất phí khoảng $16 – $25) HOẶC đơn International Student Financial Aid Application (ISFAA) (không mất phí), cùng với việc nộp các giấy tờ chứng minh như văn bản thuế, bảng lương, sao kê ngân hàng của ba tháng gần nhất. V𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐨̣̂𝐩 𝐂𝐒𝐒 / 𝐈𝐒𝐅𝐀𝐀 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̣ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐛𝐚̣𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝐜𝐡𝐨̂́𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐮 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐭𝐮̛̀ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠. Đối với loại thứ hai, các trường chỉ trao merit-based scholarship (học bổng dựa trên năng lực của học sinh) chứ không trao need-based financial aid nên có thể bỏ ra công đoạn điền CSS / ISFAA.

 

1656972962cyan minimalist t chart 1 1

 

Phần 2: Các thành phần không bắt buộc

Dưới đây là những mục không bắt buộc trong hồ sơ, tuy nhiên đối với các bạn muốn vào các trường đại học hàng top thì hãy dành thời gian để đầu tư vào một số mục nhé. Dĩ nhiên là phải đặt ưu tiên các công việc bắt buộc trước khi bắt tay vào làm các mục trong phần này nhé!

𝟖. Phỏng vấn đánh giá (Evaluate interview)
Đây là cơ hội để bạn trình bày về bản thân mình, nên hãy nắm bắt và tận dụng nhé!
Sau khi nhà trường nhận được đơn của bạn, một số trường sẽ gửi email để hỏi có muốn tham gia một buổi phỏng vấn không. Dĩ nhiên là phải đồng ý ngay nhé!! Từ chối đồng nghĩa với rất nhiều dấu ❓❓❓từ ban tuyển sinh đấy.
Thông thường, người phỏng vấn là cựu học sinh hoặc sinh viên năm cuối của trường. Rất hiếm khi người phỏng vấn là giáo sư hay thành viên của BTS vì họ … rất bận. Sau khi phỏng vấn xong, BTS sẽ nhận được bảng báo cáo về buổi phỏng vấn, và dĩ nhiên, kết quả tốt hay không đều phụ thuộc vào sự thể hiện của chính các bạn! Các câu hỏi đại loại như là: vì sao lại chọn học tại trường này hay sao lại chọn học ngành này, bla bla, “Why do you want to study at our college?” “Why do you want to major in X?” “What makes you a good fit for our college?” Đồng thời bạn cũng nên chuẩn bị một đoạn thoại giới thiệu về bản thân dài 1 phút (1-minute personal pitch). Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn học sinh của Weminster nha: nếu không nhận được email mời tham gia phỏng vấn cũng không sao hết, bởi vì số lượng học sinh nộp đơn quá nhiều, đặc biệt là các trường xếp hạng top.

𝟗. Phỏng vấn trao đổi thông tin (Informational interview)
Các trường đại học ở Mỹ rất ưng những thí sinh chủ động tìm tòi và tìm hiểu về môi trường học, ngành học nên 1 tip cho các bạn học sinh là có thể chủ động sắp xếp một buổi trò chuyện với ban tuyển sinh để hỏi thêm thông tin về trường trước khi nộp đơn. Thay vì tìm hiểu sơ sơ trên google hay common app thì có thể liên hệ ngay với BTS để tìm hiểu, 1 mũi tên trúng nhiều đích . Một số trường tạo điều kiện dễ dàng cho mình đăng ký một buổi nói chuyện với admission officer. Bạn chỉ cần lên trang web của họ rồi chọn ngày và giờ thôi. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có chức năng này. Trong trường hợp đó, học sinh chỉ cần email người phụ trách tuyển sinh học sinh quốc tế để hẹn thời gian.

𝟏𝟎. Liên lạc với ban tuyển sinh / thăm trường
Có khá nhiều cách để liên hệ với BTS nếu các bạn còn chưa sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với họ như là sử dụng email hay liên hệ qua các webinar….Các website của đại học Mỹ thường xuyên hiển thị tên và địa chỉ email của các thành viên trong ban tuyển sinh, kể cả người chịu trách nhiệm tuyển sinh quốc tế.
Lưu ý nhỏ cho các bạn: phải dùng tên thật và địa chỉ email cá nhân của mình để các trường đại học lưu lại và biết rằng bạn đã từng tham gia một webinar của họ.
Nếu đang sống ở Mỹ, hoặc đi du lịch ở Mỹ, hãy sắp xếp 1 buổi để tham quan trường. Đương nhiên không chỉ đến ngắm, check-in selfie rồi về mà hãy tham gia một “college tour” được tổ chức bởi BTS (đăng kí trên website của trường). Hướng dẫn viên tour sẽ là một sinh viên đang học tại trường đấy và sẽ dẫn bạn đến thăm nhiều nơi trên khuôn viên trường theo một lộ trình định sẵn. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn hỏi về môi trường học, chương trình học, và có thể dùng nó để lấy ý tưởng viết các bài luận “Why us?”

𝟏𝟏. Résumé
Résumé là CV, nhưng kiểu Mỹ và chỉ dài 1 trang. Đây là một văn bản tóm tắt các thông tin giáo dục và kinh nghiệm làm việc của một cá nhân. Đối với học sinh phổ thông, các bạn có thể đưa vào résumé thông tin về điểm số, các hoạt động ngoại khóa, và thành tích hàn lâm hoặc thể thao bạn đã đạt được.

𝟏𝟐. SAT/ACT
Do tình hình dịch covid nên có khá nhiều thay đổi, một trong số đó là việc không yêu cầu bắt buộc thi SAT.Tuy nhiên lời khuyên dành cho các bạn là hãy thi SAT lấy điểm cao để củng cố hồ sơ. Nếu điểm số không như ý, bạn vẫn có thể quyết định không nộp.

𝟏𝟑. Art portfolio
Đối với những bạn có dự định học ngành nghệ thuật (studio arts, music, photography, filmmaking, déign,..)rất ít trường bắt buộc nộp một cái arts portfolio để đánh giá năng lực nghệ thuật của bạn. Tuy đại đa số không bắt buộc, nhưng ban tuyển sinh vẫn muốn bạn nộp để họ biết rõ hơn về kĩ năng của bạn. Mỗi trường có mỗi yêu cầu khác nhau về cách nộp và nội dung của các arts portfolio, hãy đọc website của từng trường thật kĩ để thỏa mãn điều kiện. Tuy nhiên, kể cả bạn không học trường nghệ thuật nhưng có năng khiếu gì, hãy mạnh dạn khoe nhé, vừa nâng tầm hồ sơ, vừa có cơ hội nhận được học bổng dành cho học sinh không chuyên đấy

𝟏𝟒. Hồ sơ học bổng toàn phần và toàn học phí
Nếu bạn muốn giành học bổng toàn phần hoặc toàn học phí, bạn sẽ phải làm một hồ sơ riêng nữa dành cho các loại học bổng xịn này cho từng trường. Hồ sơ riêng gồm 8 bài luận phụ nữa, mỗi bài dài 200 từ và tham gia phỏng vấn sau đó nữa.
Dĩ nhiên, học bổng này siêu cạnh tranh, vậy nên nếu có ý định săn học bổng này, hãy dành thật nhiều thời gian để chuẩn bị nhé!

𝟏𝟓. Viết thư xin thêm tiền
Phần này chỉ dành cho các trường có hỗ trợ tài chính dựa trên khả năng tài chính của gia đình. Hãy đảm bảo thực hiện đủ 4 nội dung bao gồm: lời cảm ơn, liệt kê đầy đủ và rõ ràng các con số, đề nghị tăng những khoản hỗ trợ nhất định và nhấn mạnh những lợi ích bản thân có thể đem lại cho môi trường đại học.

Bài viết có tham khảo từ Du học Mỹ cùng Khương. 

Westminster vinh dự hợp tác cùng anh Nguyễn Ngọc Khương – CEO Khuong Consulting, chuyên gia tư vấn hồ sơ học bổng du học Mỹ và có kinh nghiệm trong việc chọn ngành và chọn trường phù hợp với sở thích/năng lực của học sinh và điều kiện tài chính của gia đình. Quý phụ huynh và học sinh nhanh chóng đăng ký gói “College application” – dịch vụ tư vấn xây dựng hồ sơ ứng tuyển đại học của cho các bạn học sinh. Hy vọng đây sẽ là mùa ứng tuyển 2021 – 2022 thành công rực rỡ với nhiều học bổng và hỗ trợ tài chính có giá trị nhất!

1656972990201277705 279529230527735 4539315898522429517 n 1

 

Liên hệ:

💟Fanpage: Westminster Academy Vietnam
💟 Website: westminster.edu.vn
💟 Hotline: 089 8585 850

Xem thêm: College Application – gói dịch vụ tư vấn hồ sơ du học Mỹ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin tức liên quan

2022-07-05 07:33 am
Tin tức về Westminster Academy
HÀNH TRANG DU HỌC XEM THÊM
2022-07-05 06:57 am
Tin tức về Westminster Academy
Học sinh cấp 3 cần làm gì chuẩn bị du học Mỹ? XEM THÊM