Tài chính là vấn đề đối với hầu hết du học sinh quốc tế nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng. Khi nộp hồ sơ vào các trường đại học, bên cạnh các xếp hạng về danh tiếng, ngành học, .. thì chi phí học đại học cũng là một điều rất đáng cân nhắc. Vậy chọn trường như thế nào? Trường Đại học nào hỗ trợ tài chính và học bổng cho sinh viên quốc tế nhiều nhất, câu trả lời có trong bài viết dưới đây.
Trường Đại học “chịu chi” nhất?
- Gần như tất cả các trường có chương trình hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế thường áo áp dụng chính sách 𝐧𝐞𝐞𝐝-𝐚𝐰𝐚𝐫𝐞, nghĩa là xem xét khả năng tài chính của học sinh khi xét tuyển. Khả năng chi trả của gia đình càng cao thì xác suất trúng tuyển của học sinh càng lớn. Ví dụ, Union College chỉ cân nhắc xét hồ sơ của những bạn có thể đóng ít nhất 7.500 USD/năm cho học phí và ăn ở, nhưng “những học sinh có thể đóng ít nhất $30.000/năm sẽ cạnh tranh hơn”. Bên cạnh đó, một số trường tuyên bố cho 100% học sinh quốc tế đủ để vào học (“We meet full demonstrated need”) như Vassar College, Colby College, và Rhodes College nhưng vẫn thuộc dạng need-aware chứ không phải need-blind, mặc dù họ hào phóng hơn bình thường nhưng tỷ lệ trúng tuyển của những trường này là khá thấp.
- Chỉ có 5 trường đi theo chính sách need-blind. Đây là những trường khi xét tuyển không cân nhắc khả năng tài chính của gia đình mà chỉ xem xét học sinh có đủ tiêu chí để vào học không. Nếu trúng tuyển, trường sẽ hỗ trợ đủ để phụ huynh chỉ đóng ở mức đã khai trên giấy tờ tài chính. Đối với học sinh Mỹ, khoảng 100 trường thuộc dạng need-blind. Nhưng với học sinh quốc tế, con số này giảm xuống 5 trường bao gồm 𝐇𝐚𝐫𝐯𝐚𝐫𝐝, 𝐘𝐚𝐥𝐞, 𝐏𝐫𝐢𝐧𝐜𝐞𝐭𝐨𝐧, 𝐀𝐦𝐡𝐞𝐫𝐬𝐭, 𝐯𝐚̀ 𝐌𝐈𝐓.
Trường Đại học không “hào phóng” đối với sinh viên quốc tế
Dưới đây là danh sách các trường đại học Mỹ không có bất kỳ chính sách hỗ trợ học bổng hay hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế. Đa phần các trường trong danh sách là trường công và ưu tiên cho học sinh Mỹ về mặt tài chính. Nếu đỗ vào một trong những trường này, gần như gia đình phải đóng toàn bộ tổng chi phí. Ví dụ của các trường này gồm: University of Florida, University of Georgia, và University of Michigan-Ann Arbor, UCLA, UC-Berkeley, Georgia Tech, Carnegie Mellon University,..
Hầu hết các trường đại học tại Mỹ có nhiều chương trình hỗ trợ tài chính hoặc chính sách học bổng cho sinh viên quốc tế, chỉ có 19 trường dưới đây không có bất kỳ chính sách gì. Tuy các trường này không có chương trình hỗ trợ, nhưng học sinh vẫn có thể xin hỗ trợ từ các khoa (academic department) để làm nghiên cứu hoặc kỳ thực tập hè. Số tiền này không lớn, khoảng chỉ từ $1,000 – $5,000/năm và không đủ để đóng học phí hoặc ăn ở.
Một số ví dụ cụ thể:
Đại học Boston College và Đại học Michigan (University of Michigan) cho phép học sinh quốc tế ứng cử vào học bổng toàn phần của họ. Đây cũng là học bổng duy nhất dành cho học sinh quốc tế có thể nhận ở 2 trường này, nếu trượt học bổng toàn phần thì sẽ không xét học bổng gì.
Đại học Virginia (University of Virginia) có chương trình hỗ trợ tài chính cho các học sinh quốc tế tốt nghiệp từ United World Colleges. Ở Việt Nam mỗi năm trung bình chỉ có khoảng 10 học sinh tốt nghiệp từ UWCs nên hầu hết sinh viên học tại Đại học Virginia phải đóng toàn bộ chi phí.
Một ví dụ khác là trường Đại học Indiana (𝐈𝐧𝐝𝐢𝐚𝐧𝐚 𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲), tổng chi phí 1 năm học là $𝟓𝟒,𝟑𝟏𝟖/𝐧𝐚̆𝐦. Trường này hỗ trợ cho học sinh quốc tế khoảng $7,000 USD/năm, còn lại gia đình phải đóng $47,000/năm – một con số tương đối “khổng lồ” so với thu nhập trung bình tại Việt Nam.
Tóm lại, khi chọn trường chúng ta phải hết sức cẩn thận và cân nhắc năng lực tài chính của gia đình. Hãy chủ động viết thư xin thêm tiền (appeal letter) khi nhận được hỗ trợ tài chính nhưng khoản phải đóng còn lại vẫn nhiều hơn khả năng tài chính của gia đình. Nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay để được các chuyên gia, cố vấn trong lĩnh vực tư vấn thêm.