Phần 1: Tổng hợp các trường Đại học Mỹ KHÔNG HỖ TRỢ TÀI CHÍNH & HỌC BỔNG cho sinh viên quốc tế
Dưới đây là tất cả các đại học Mỹ có chính sách không “cho tiền” cho sinh viên quốc tế, nghĩa là KHÔNG học bổng và KHÔNG hỗ trợ tài chính. Dù bạn là thiên tài, trường vẫn sẽ không cho tiền, đơn giản bởi vì đấy là chính sách của trường. Nếu bạn thành công ứng tuyển vào một trong những trường này, gia đình sẽ chi trả toàn bộ tổng chi phí.
Ví dụ, tại Đại học Virginia (𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲 𝐨𝐟 𝐕𝐢𝐫𝐠𝐢𝐧𝐢𝐚),gia đình sẽ đóng $𝟕𝟎,𝟔𝟗𝟔/𝐧𝐚̆𝐦 cho mọi thứ, 𝐔𝐂𝐋𝐀 $𝟔𝟔,𝟎𝟓𝟏/𝐧𝐚̆𝐦, và 𝐏𝐮𝐫𝐝𝐮𝐞 𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲 $𝟒𝟏,𝟔𝟏𝟒/𝐧𝐚̆𝐦.
Note: Cách tra cứu tổng chi phí của mỗi trường: google tìm kiếm tên trường + COA (viết tắt cho từ “cost of attendance”)
Đây là các thông tin minh bạch được đăng tải trên website của nhà trường. Một vài ví dụ như sau:
- University of Virginia:
- UCLA:
- Purdue University: (kéo xuống đáy trang chỗ “Only domestic students are eligible…”)
Một số điều cần lưu ý:
Đây là 𝐛𝐚̣̂𝐜 𝐜𝐮̛̉ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 (bachelor). Văn phòng tuyển sinh bậc cử nhân hoàn toàn độc lập với văn phòng tuyển sinh bậc cao học.
Mặc dù những trường này không trao học bổng khi nhận sinh viên vào học, bạn vẫn có thể xin hỗ trợ từ các khoa (departmental scholarship) để làm nghiên cứu hoặc thực tập mùa hè. Đây là học bổng dành cho sinh viên đang học (current or continuing students) chứ không phải cho sinh viên chuẩn bị vào học (incoming freshman). Mỗi khoa được trao một khoản ngân sách nhất định mỗi năm và có toàn quyền quyết định cách chi tiêu, bao gồm cả việc cho tiền sinh viên quốc tế với mục đích cụ thể. Tuy nhiên, những khoản tiền này thường rất nhỏ, như chỉ từ $1,000 – $5,000/năm, và gần như không bao giờ đủ để đóng học phí hoặc ăn ở.
Đa phần các trường trong danh sách là trường công, vì họ dùng thuế của dân Mỹ nên bắt buộc sẽ ưu tiên sinh viên Mỹ về mặt tài chính.
𝐁𝐨𝐬𝐭𝐨𝐧 𝐂𝐨𝐥𝐥𝐞𝐠𝐞 cho phép sinh viên quốc tế ứng cử vào học bổng toàn phần của trường. Nhưng đây là học bổng duy nhất dành cho sinh viên quốc tế, nghĩa là nếu trượt học bổng toàn phần (khả năng rất cao là trượt), trường không xét học bổng gì khác cho bạn cả.
𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲 𝐨𝐟 𝐕𝐢𝐫𝐠𝐢𝐧𝐢𝐚 có xét hỗ trợ tài chính cho các sinh viên quốc tế tốt nghiệp từ 𝐔𝐧𝐢𝐭𝐞𝐝 𝐖𝐨𝐫𝐥𝐝 𝐂𝐨𝐥𝐥𝐞𝐠𝐞𝐬 (UWC). Nhưng vì mỗi năm chỉ có khoảng 10 học sinh Việt Nam tốt nghiệp từ UWCs, hầu hết học sinh Việt Nam học ở UVA phải đóng full.
Có 4 trường (𝐔𝐂-𝐃𝐚𝐯𝐢𝐬, 𝐔𝐂-𝐒𝐚𝐧𝐭𝐚 𝐁𝐚𝐫𝐛𝐚𝐫𝐚, 𝐋𝐨𝐮𝐢𝐬𝐯𝐢𝐥𝐥𝐞, và 𝐂𝐚𝐥 𝐏𝐨𝐥𝐲 𝐏𝐨𝐦𝐨𝐧𝐚) không có chính sách gì hỗ trợ cho sinh viên quốc tế dựa trên thông tin từ Common Data Set. Tuy nhiên, trên website lại có thông tin học bổng cho sinh viên quốc tế nhưng không cụ thể nói rằng F-1 student có thể ứng cử vào nên là 4 trường này đưa thông tin trái chiều nhau và được đưa vào 1 ô riêng chờ kiểm chứng.
Thực chất thì phần lớn đại học Mỹ có trao học bổng hoặc/và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Và chỉ có 19 trường này thẳng thắn tuyên bố rằng trường không “cho” đồng nào. Thực tế, hầu hết các trường đại học tại Mỹ trao học bổng với giá trị khá nhỏ. Ví dụ, tổng chi phí của 𝐈𝐧𝐝𝐢𝐚𝐧𝐚 𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲 là $54,318/năm, và nhà trường cho học sinh quốc tế khoản $8,000 USD/năm, nghĩa là gia đình vẫn phải đóng khoảng $46k/năm cho các khoản, một con số không hề nhỏ đối với thu nhập trung bình của các gia đình Việt Nam. Vì vậy việc quan trọng nhất khi đi du học trước hết là chọn trường phù hợp với các điều kiện và tiêu chí của mỗi cá nhân.
Phần 2: 50 Đại học MỸ cam kết HỖ TRỢ 100% cho sinh viên quốc tế (𝐌𝐞𝐞𝐭 𝟏𝟎𝟎% 𝐝𝐞𝐦𝐨𝐧𝐬𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐝 𝐧𝐞𝐞𝐝)
Khi các bạn nghiên cứu trường, các bạn sẽ để ý một số trường cam kết hỗ trợ 100% khả năng tài chính của học sinh quốc tế (“We meet 100% of international students’ demonstrated need”). Trước hết phải hiểu cụm từ “𝐝𝐞𝐦𝐨𝐧𝐬𝐭𝐫𝐚𝐭𝐞𝐝 𝐧𝐞𝐞𝐝.” Đây là khả năng tài chính do TRƯỜNG đánh giá hồ sơ tài chính và quyết định con số gia đình có thể đóng mỗi năm là bao nhiêu.
Ví dụ, trong CSS PROFILE (hoặc ISFAA), sinh viên sẽ điền vào những thông tin về tài sản, thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu hằng năm của phụ huynh. Ở phần cuối cùng, bạn sẽ khai khả năng chi trả mỗi năm là bao nhiêu. Giả sử bạn khai rằng mỗi năm gia đình có thể đóng $20,000 cho học phí và ăn ở. Đây được gọi là 𝐄𝐬𝐭𝐢𝐦𝐚𝐭𝐞𝐝 𝐅𝐚𝐦𝐢𝐥𝐲 𝐂𝐨𝐧𝐭𝐫𝐢𝐛𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧 (𝐄𝐅𝐂). Nhưng ban tuyển sinh xét hồ sơ tài chính thấy gia đình sở hữu nhiều tài sản giá trị như 3 chiếc Lexus, sở hữu một miếng đất với trị giá 500,000 USD ở Thủ Thiêm, tổng thu nhập của cả ba và mẹ là 70,000 USD/năm, thế thì ai tin được rằng EFC của bạn chỉ là 20,000 USD/năm?
Trong mọi trường hợp, trường sẽ tự tính lại EFC, và mỗi trường có một công thức riêng. Họ có thể ước tính lại EFC của bạn ở mức 35.000 USD/năm, và cho một gói hỗ trợ tài chính vừa đủ để đóng $35,000 năm cho học phí và ăn ở. Vì vậy, khi bạn khai khả năng chi trả là $20,000, trường cho đủ để đóng 35k, và như thế trường vẫn tính là họ cam kết cho đủ tiền (meet 100% demonstrated need), vì demonstrated need được định nghĩa bởi trường, chứ không phải bởi học sinh / gia đình.
Các trường trong danh sách này công bố minh bạch chính sách tài chính trên website, dưới đây là một số ví dụ:
- John Hopkins University:
- University of Miami:
- Smith College:
Những trường cam kết cho đủ vẫn cân nhắc khả năng đóng khi xét tuyển. Khả năng đóng cao thì xác suất trúng tuyển cao, khả năng đóng thấp thì xác suất trúng tuyển thấp. Đây được gọi là 𝐧𝐞𝐞𝐝-𝐚𝐰𝐚𝐫𝐞. Ví dụ, tỷ lệ trúng tuyển chung của Oberlin College là 35%, nhưng đối với sinh viên quốc tế xin hỗ trợ tài chính, con số đó giảm xuống còn 8% (). Tuy nhiên thực tế là tỉ lệ 15% là khá cao, vì đối với các bạn với EFC ở mức dưới $5000/năm, tỷ lệ đỗ giảm xuống còn có 1-2% thôi.
Chỉ có 7 trường trong danh sách này không cân nhắc khả năng đóng khi xét tuyển: 𝐇𝐚𝐫𝐯𝐚𝐫𝐝, 𝐏𝐫𝐢𝐧𝐜𝐞𝐭𝐨𝐧, 𝐘𝐚𝐥𝐞, 𝐌𝐈𝐓, 𝐀𝐦𝐡𝐞𝐫𝐬𝐭, 𝐃𝐚𝐫𝐭𝐦𝐨𝐮𝐭𝐡, 𝐯𝐚̀ 𝐁𝐨𝐝𝐨𝐰𝐢𝐧. Đây là chính sách 𝐧𝐞𝐞𝐝-𝐛𝐥𝐢𝐧𝐝. Những trường này chỉ xét hồ sơ của bạn có đủ mạnh để nhận vào không và không quan tâm đến khả năng tài chính của gia đình. Khi đã trúng tuyển, sinh viên gần như chắc chắn sẽ nhận đủ tiền để học. Nhìn chung, sinh viên quốc tế đối mặt với nhiều trở ngại về mặt tài chính hơn so với sinh viên Mỹ, vì công dân Mỹ (hoặc thường trú nhân) luôn có thể nhận tiền chu cấp và mượn tiền từ chính phủ liên bang Mỹ.
Các bạn cũng cần lưu ý rằng một số trường nói rằng họ cam kết cho đủ tiền, nhưng có thể chính sách đó chỉ áp dụng đối với sinh viên Mỹ. Ví dụ, Emory University cam kết cho đủ tiền cho người Mỹ, nhưng học sinh quốc tế thì không. Tương tự, khoảng hơn 100 đại học Mỹ có chính sách need-blind với học sinh Mỹ, nhưng với sinh viên quốc tế thì con số đó chỉ là 5. Hồ sơ nộp đơn vào đại học Mỹ dành cho học sinh quốc tế và học sinh Mỹ gần hệt nhau, trừ vấn đề tài chính.
Mọi người có lẽ cũng để ý đa số các trường trong danh sách này là đại học khai phóng, thường nằm trong top 50. Đấy là bởi vì hầu hết đại học khai phóng ở Mỹ là trường tư, có thể quyết định chi tiêu bao gồm dành rất nhiều kinh phí cho sinh viên quốc tế. Ngược lại, phần lớn các trường trong nhóm đại học quốc gia là trường công, bị hạn chế bởi việc ngân sách của trường đến từ thuế của dân Mỹ, nên trường phải ưu tiên sinh viên Mỹ về mặt tài chính.
Tham khảo: Du học Mỹ cùng Khương
—–
Westminster Academy có các dịch vụ hỗ trợ học sinh đi du học, tư vấn chỉnh sửa bài luận (personal statement), tư vấn xây dựng hồ sơ ứng tuyển đại học. Hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh thành công rực rỡ với nhiều học bổng và hỗ trợ tài chính có giá trị nhất!
Nhắn tin ngay cho Fanpage, Westminster Academy sẽ tư vấn cho con một lộ trình cá-nhân-hoá dựa trên năng lực và điểm mục tiêu.
Fanpage: Westminster Academy Vietnam
Website: https://westminster.edu.vn/
Hotline: 089 8585 850 | 094 2282 285
Trụ sở chính: số 24 ngõ 4 Đặng Văn Ngữ, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 1, tòa nhà CT13B, khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra)