Nối tiếp phần 1 tìm hiểu về TOK (Theory of knowledge), bài viết dưới đây
4. Hình thức đánh giá: Mỗi học sinh phải hoàn thành 2 bài thi:
Một số TIPS khi viết bài luận:
- Bài luận nên tập trung khai thác các lĩnh vực kiến thức (Areas of knowledge) liên quan đến câu hỏi, nhưng thay vì giải thích các kiến thức chuyên môn, học sinh nên tập trung vào bản chất của kiến thức, ví dụ như phân tích làm thế nào chúng ta tiếp thu được những kiến thức đó và sử dụng chúng trong các lĩnh vực hay hoàn cảnh thực tế khác nhau.
- Học sinh nên phân tích câu hỏi từ nhiều góc nhìn nhưng vẫn phải đảm bảo tính trôi chảy và kết nối của các luận điểm
- Bài luận nên lồng ghép các khái niệm TOK đã học và các ví dụ thực tế để thể hiện với giám khảo rằng mình đã nắm rõ lí thuyết và có thể áp dụng những gì đã học một cách thuần thục.
5. Một số đầu sách và website hữu ích cho TOK:
6. Học TOK hiệu quả nhất?
– Hãy học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô và anh chị khóa trên: TOK được đánh giá là khó và mới, vậy nên trong quá trình xây dựng triển lãm hay viết luận, nếu có khúc mắc gì hãy chủ động hỏi giáo viên. Ngoài ra, hãy hỏi xin những bài luận của các anh chị khóa trên để tham khảo cách viết và xây dựng nội dung. (Tuy nhiên, hãy nhớ là chỉ THAM KHẢO thôi nhé)
– Hãy tập trung vào cách tiếp thu kiến thức và đánh giá tính chính xác của của kiến thức: Đừng phân tích kiến thức chuyên môn của lĩnh vực kiến thức (Area of knowledge) mà bạn chọn – giám khảo chấm bài hoàn toàn không có hứng thú với các định lí toán học phức tạp hay các công thức vật lí, hóa học hay kể lể dài dòng về các sự kiện lịch sử. Thay vào đó, học sinh nên tập trung vào phân tích quá trình tạo ra những kiến thức đó (định lí, công thức, v.v…). Ví dụ như các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp nhận biết (ways of knowing) nào, hay những bằng chứng của các nhà sử học có đáng tin cậy không, v.v… Diễn giải dài dòng những bằng chứng (evidence) thay vì phân tích chúng dựa theo câu hỏi và các khái niệm TOK sẽ khiến vừa không đạt band điểm cao, vừa bị “tốn” nhiều chữ (word count).
– Hãy dùng những từ khóa (keyword) TOK trong triển lãm/bài luận: Bạn còn băn khoăn không biết cách hành văn trong TOK thế nào? Một cách rất dễ để “ăn điểm” khi viết luận TOK đó là hãy dùng nhiều keyword TOK (ví dụ như knowledge framework, primary knowledge…) hay các khái niệm đã học (như deduction, induction, bias…), để thể hiện mức độ thuần thục áp dụng các thuật ngữ cho giám khảo khi chấm bài. Ngoài ra, việc dùng những thuật ngữ này sẽ như một lời nhắc nhở tập trung vào phân tích những khái niệm đó, tránh bị mắc lỗi lan man.
– Hãy tập nghi ngờ mọi nguồn tin: Việc cung cấp những bằng chứng thực tế (real-life situations) trong triển lãm và bài luận là rất quan trọng vì nó thể hiện bạn có thể áp dụng được những khái niệm TOK đã học vào cuộc sống không. Do đó, bạn nên đọc tin tức thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau và tập phân tích xem nguồn tin này có tin cậy không, có những bias (thiên kiến) gì, … như một cách tập phân tích quá trình tạo ra và tiếp thu tri thức.
– Và cuối cùng, hãy tự tin lên! Không có đúng, sai trong môn TOK, không có một đáp án duy nhất nào nên đừng quá lo lắng liệu bài luận của mình có “đúng” hay không, mà hãy tập trung vào cách phân tích, sự mạch lạc và tính đa chiều của bài luận. Đừng quên là bạn cũng có thể nêu ý kiến cá nhân của mình trong bài thuyết trình triển lãm và bài luận, tuy nhiên hãy nhớ nó chỉ là một phần nhỏ – vẫn nên giữ góc nhìn khách quan ở những đoạn phân tích nhé!