Bạn có biết yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến việc học của học sinh không? Đó không phải là chương trình học, không phải là điều kiện học tập, mà đó chính là 𝐆𝐢𝐚́𝐨 𝐯𝐢𝐞̂𝐧.
Các nghiên cứu dựa trên những bằng chứng xác đáng và được xuất bản trong cuốn tạp chí của Nhà xuất bản Đại học Cambridge (xem bản gốc tại đây) đã chỉ ra rằng: Giáo viên là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp học sinh yêu thích môn học và tiếp nhận được kiến thức một cách hiệu quả. Chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng thường được nghe con nói “Con không thích học môn đó vì thầy/cô dạy chán” Hay “Thầy/cô dạy con chẳng hiểu gì”.
Table of Contents
Vậy là một giáo viên, chúng ta nên dành thời gian và công sức để đầu tư và hoàn thiện những phương pháp dạy học để giúp cho học sinh của mình yêu thích và học tốt môn học:
4 ưu tiên đó là:
Hiểu rõ nội dung giảng dạy và cách học
Tạo môi trường hỗ trợ cho việc học
Quản lý lớp học để tối đa hóa cơ hội học hỏi
Trình bày nội dung, hoạt động và tương tác kích hoạt tư duy của học sinh
Hãy đọc và thực hành mỗi điều dưới đây, luôn cập nhật phương pháp dạy học trong mỗi tiết học của mình để thấy được sự thay đổi của học sinh:
HIỂU RÕ NỘI DUNG GIẢNG DẠY VÀ CÁCH HỌC:
Nói đơn giản là giáo viên cần là người làm chủ và hiểu rõ từng nội dung mà mình dạy, bao gồm:
Có kiến thức sâu, thông thạo và hiểu biết linh hoạt về nội dung bạn đang dạy
Hiểu rõ các yêu cầu của một phân phối chương trình và các yếu tố phụ thuộc liên quan đến nội dung và ý tưởng bạn đang dạy
Có kiến thức về các bài tập, bài kiểm tra và hoạt động của chương trình học đó, các khả năng có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy chương trình học; có thể đưa ra các giải thích khác nhau và các ví dụ cho những ý tưởng bạn đang dạy
Có kiến thức về các cách giải quyết phổ biến của học sinh, những lỗi sai thường gặp và những điểm cần lưu ý liên quan đến nội dung bạn đang dạy
TẠO MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ CHO VIỆC HỌC
Thúc đẩy tương tác và mối quan hệ với tất cả học sinh dựa trên sự tôn trọng, quan tâm, đồng cảm và sự ân cần; tránh những cảm xúc tiêu cực trong tương tác với học sinh; nhạy cảm với nhu cầu cá nhân, cảm xúc, văn hóa và niềm tin của học sinh.
Thúc đẩy bầu không khí tích cực của các mối quan hệ học sinh-sinh viên, nổi bật là sự tôn trọng, tin cậy, hợp tác và quan tâm.
Thúc đẩy động cơ của người học thông qua cảm giác về năng lực, quyền tự chủ và sự liên hệ.
Tạo ra bầu không khí kỳ vọng cao, thử thách cao và tin tưởng cao, để người học cảm thấy có thể đi tiếp; khuyến khích người học để họ thấy được thành công hay thất bại của họ là xuất phát những thứ họ có thể thay đổi được.
QUẢN LÝ LỚP HỌC ĐỂ TỐI ĐA HOÁ CƠ HỘI HỌC HỎI
Quản lý thời gian và nguồn lực trong lớp học một cách hiệu quả để tối đa hiệu suất và giảm thiểu thời gian lãng phí (ví dụ: khởi động, chuyển tiếp); đưa ra hướng dẫn rõ ràng để học sinh hiểu những gì họ cần làm; sử dụng (và dạy một cách rõ ràng) các bước để làm cho quá trình chuyển tiếp diễn ra suôn sẻ
Đưa ra các quy định rõ ràng và áp dụng nhất quán các quy tắc, kỳ vọng và hình phạt đưa ra đối với các hành vi của học sinh
Phòng ngừa, lường trước & ứng phó với các sự cố có thể gây gián đoạn việc học; củng cố các hành vi tích cực của học sinh; nhận biết các dấu hiệu về những gì có thể xảy ra trong lớp học và phản ứng kịp thời
KÍCH HOẠT TƯ DUY SÂU
Cấu trúc: tạo cho học sinh một trình tự các nhiệm vụ học tập thích hợp; đưa ra mục tiêu học tập, nền tảng, tổng quan, các ý tưởng chính và các giai đoạn phát triển; gắn nhiệm vụ với nhu cầu và mong muốn học tập người học; giàn giáo* và hỗ trợ để tất cả mọi người có thể tiếp cận được các nhiệm vụ học tập, dần dần thực hiện các nhiệm vụ để tất cả học sinh đều đạt ở mức độ yêu cầu
Giải thích: trình bày và truyền đạt những ý tưởng mới một cách rõ ràng, với những lời giải thích ngắn gọn, phù hợp, hấp dẫn; kết nối những ý tưởng mới với những gì đã được học trước đó (và kích hoạt lại / kiểm tra kiến thức trước đó); sử dụng các ví dụ (và không phải ví dụ) một cách thích hợp để giúp người học hiểu và xây dựng các kết nối; mô hình hóa / đưa ra các kỹ năng hoặc quy trình mới với giàn giáo* và thử thách thích hợp; sử dụng các bước giải bài toàn phần/bán phần
Đặt câu hỏi: sử dụng các câu hỏi và hội thoại để thúc đẩy diễn giải và tư duy kết nối linh hoạt giữa những người học (ví dụ: ‘Tại sao?’, ‘So sánh’, v.v.); sử dụng câu hỏi để khơi gợi tư duy của học sinh; nhận được phản hồi từ tất cả học sinh; sử dụng đánh giá việc học có chất lượng cao; diễn giải, giao tiếp và phản hồi các bằng chứng đánh giá một cách thích hợp
Tương tác: có những phản hồi thích hợp đối với các ý kiến của học sinh về tư duy / kiến thức / hiểu biết của họ; cung cấp cho sinh viên phản hồi hữu ích để hướng dẫn việc học của họ
Nhúng: giao cho học sinh các nhiệm vụ thực hành để củng cố việc học; đòi hỏi họ phải luyện tập cho đến khi học thành thạo và chắc chắn; đảm bảo rằng tài liệu đã học một lần được ôn tập / xem lại để tránh quên
Kích hoạt: giúp học sinh tự lập kế hoạch, theo dõi và giám sát việc học của mình; tiến triển một cách hợp lý từ học tập có trình tự sang học tập độc lập khi học sinh phát triển kiến thức và hiểu biết chuyên môn về nội dung bạn đang dạy
*scaffolding: Học trò sẽ được giáo viên “cầm tay chỉ việc” làm mẫu từ đầu, sau đó giảm dần hỗ trợ để học trò tự thực hiện
Nguồn: Cambridge Vietnam
————————————-
Quý phụ huynh và học sinh quan tâm đến luyện thi, gia sư các chương trình quốc tế như #Cambridge #IB #ALevel tại Westminster Academy vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí.
Các môn học được giảng dạy tại Westminster Academy:
Kinh doanh | Business
Kinh tế | Economics
Toán học | Math
Vật lý | Physics
Hóa học | Chemistry
Sinh học | Biology
Tổ hợp Khoa học | Science
Văn học Anh – Mỹ | English Literature
Doanh nghiệp | Enterprise
Du lịch & Lữ hành | Travel & Tourism
Tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất/ thứ hai | English as 1st/ 2nd language